GIẢI PHÁP NÀO CHO LOÃNG XƯƠNG Ở NAM GIỚI

27/01/2021

Loãng xương là một căn bệnh quan trọng ở nam giới nhưng vẫn chưa được nhận thức và đánh giá đầy đủ.3,2 Loãng xương ở nam giới diễn biến từ từ theo thời gian và tăng dần theo tuổi tác, có thể liên quan đến nhiều yếu tố như: suy giảm các hormone sinh dục và yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (insulin-like growth factor-1), tác dụng phụ của thuốc, chế độ dinh dưỡng, lối sống, hoặc bệnh lý di truyền.3 Theo ước tính, có đến 1/3 số ca gấy xương khớp háng trên thế giới xảy ra trên nam giới và có 1 trong 6 bệnh nhân nam có gãy xương khớp háng trước tuổi 90.4Nam giới có gãy xương khớp háng có tỷ lệ tử vong cao hơn so với nữ giới, lên đến 37.5% trong vòng 1 năm sau gãy xương.4 Có đến 26% bệnh nhân sau gãy xương khớp háng phải sống dựa vào sự chăm sóc từ gia đình và 53% phải sống trong trung tâm chăm sóc trong suốt quãng đời còn lại.3

Tổng quan về bệnh loãng xương
Loãng xương là căn bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý về xương, đặc trưng bởi giảm khối lượng xương và thay đổi trong cấu trúc xương, dẫn đến giảm độ chắc của xương và gia tăng nguy cơ gấy xương.(1)

Theo ước tính, loãng xương ảnh hưởng đến hơn 200 triệu người và gây 8.9 triệu ca gấy xương mỗi năm trên toàn thế giới.(1)

Loãng xương ở nam giới: vấn đề cần được quan tâm
Loãng xương là một căn bệnh quan trọng ở nam giới nhưng vẫn chưa được nhận thức và đánh giá đầy đủ.(3,2)

Loãng xương ở nam giới diễn biến từ từ theo thời gian và tăng dần theo tuổi tác, có thể liên quan đến nhiều yếu tố như: suy giảm các hormone sinh dục và yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (insulin-like growth factor-1), tác dụng phụ của thuốc, chế độ dinh dưỡng, lối sống, hoặc bệnh lý di truyền.(3)

Theo ước tính, có đến 1/3 số ca gấy xương khớp háng trên thế giới xảy ra trên nam giới và có 1 trong 6 bệnh nhân nam có gãy xương khớp háng trước  tuổi 90.(4) Nam giới có gãy xương khớp háng có tỷ lệ tử vong cao hơn so với nữ giới, lên đến 37.5% trong vòng 1 năm sau gãy xương.(4)

Có đến 26% bệnh nhân sau gãy xương khớp háng phải sống dựa vào sự chăm sóc từ gia đình và 53% phải sống trong trung tâm chăm sóc trong suốt quãng đời còn lại.(3)

Hiệu quả của vitamin D và alendronat trong điều trị loãng xương
 

Vitamin D

Nhiều bằng chứng đã cho thấy vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe xương. Nồng độ vitamin D thấp có thể dẫn đến suy giảm trong việc hấp thu canxi ở ruột, tăng nồng độ hormone tuyến cận giáp (PTH), dẫn đến giảm khoáng hóa và tăng mất xương.(5)

Kết quả từ phân tích tổng hợp cho thấy vitamin D liều 700-800 IU/ngày giảm 26% nguy cơ gãy xương khớp háng (RCT, n=5572; RR, 0.74; Cl 95%, 0.61-0.88) và giảm 23% nguy cơ gãy xương ngoài cột sống (5 RCT, n=6098; RR, 0.77;Cl 95%, 0.68-0.87) so với canxi hoặc giả dược trên bệnh nhân >60 tuổi.(7)

 

Alendronate

Alendronate thuộc nhóm bisphosphonate, là nhóm thuốc quan trọng trong điều trị loãng xương. Alendronate cho thấy giúp cải thiện BMD ở xương cột sống và cổ xương đùi ở cả nam giới có nội tiết tố nam bình thường và giảm năng tuyến sinh dục, giảm đáng kể biến cố gấy xương cột sống và cho thấy ít làm giảm chiều cao.(7)

Nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược, kéo dài 2 năm trên 241 bệnh nhân nam bị loãng xương (31-87 tuổi, trung bình: 63 tuổi) cho thấy alendronate 10 mg/ngày tăng BMD đáng kể ở xương cột sống (7.1+0.3%), cổ xương đùi (2.5#‡0.4%) và toàn thân (2.0+0.2%), P<0.001 so với mức ban đầu (Hình 1). Cũng trong nghiên cứu này, tỷ lệ gãy xương cột sống cũng thấp hơn đáng kể ở nhóm alendronate so với nhóm giả dược (0.8% so với 7.1%, P=0.02).(8)

Trong phân tích tổng hợp của Zeng và cộng sự trên bệnh nhân nam bị loãng xương, alendronate cho thấy giảm 59% nguy cơ gãy xương cột sống (4 RCT; RR, 0.41; CI 95%, 0.23—0.74) và giảm 46% nguy cơ gãy xương lâm sàng (5 RCT; RR, 0.54; CI 95%, 0.36—0.79) so với nhóm chứng .(8)(Hình 2)

Phối hợp vitamin D và alendronate

Hiệu quả phối hợp của vitamin D và alendronate đã được thể hiện trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, đa trung tâm trên bệnh nhân loãng xương sau mãn kinh (T-score <-2.5 hoặc <-1.5 và có gãy xương trước đó), thiếu vitamin D (25[OH]D 8-20 ng/ml) và có nguy cơ té ngã. Sau 12 tháng, nhóm điều trị phối hợp alendronate 70 mg + vitamin D3 5600 IU (n=257) có cải thiện BMD cao hơn đáng kể so với nhóm điều trị tiêu chuẩn (n=258) ở cột sống thắt lưng (4.9% so với 3.9%, P=0.047) và ở khớp háng (2.2% so với 1.4%, P=0.035).(10)

 

Tầm quan trọng của việc tuân thủ thuốc trong điều trị loãng xương

Hiệu quả của thuốc loãng xương đối vớichống loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương dựa vào việc sử dụng thuốc.(11) Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài và theo dõi sát để bảo đảm sự tuân thủ điều trị. Không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến không có hiệu quả điều trị.(12)

 

Tuân thủ điều trị không chỉ giúp cải thiện BMD mà còn giúp giảm nguy cơ gãy xương. Nghiên cứu trên 176 phụ nữ sau mãn kinh cho thấy thay đổi đáng kể trong BMD ở cột sống thắt lưng (3.8% so với 2.11%, P<0.0056) và khớp háng (2.64% so với 0.8%, P<0.004) trên bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc so với bệnh nhân không tuân thủ.' Duy trì điều trị với bisphosphonate giảm 60% nguy cơ gãy xương khớp háng, và tuân thủ điều trị cao giảm nguy cơ gãy xương lâm sàng đến 20-45%.(11)

 

Bên cạnh đó, tuân thủ điều trị với vitamin D cũng là vấn đề cần quan tâm trên những bệnh nhân loãng xương. Thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất không đáp ứng với điều trị loãng xương. Nghiên cứu cho thấy có 51% bệnh nhân sử dụng bisphosphonate đơn lẻ tuân thủ điều trị với vitamin D trong năm đầu theo dõi, và giảm xuống chỉ còn 23% ở năm thứ 3.(14)

Trên cơ sở đó, thuốc chống loãng xương và vitamin D liều phối hợp cố định cho thấy cơ hội trong việc cải thiện tuân thủ điều trị trên bệnh nhân.14

TÓM TẮT NỘI DUNG

Loãng xương là một căn bệnh quan trọng ở nam giới nhưng vẫn chưa được nhận thức và đánh giá đầy đủ.

Nhiều bằng chứng đã cho thấy vitamin D và alendronate đem lại hiệu quả trong điều trị loãng xương.

Việc tuân thủ sử dụng thuốc góp phần quan trọng trong kết quả điều trị loãng xương. Tuân thủ điều trị không chỉ giúp cải thiện BMD mà còn giúp bệnh nhân giảm nguy cơ gãy xương.

 

 

 

Tài liệu tham khảo:

1.    Sözen T, ÖztsIk L, Basaran NỢ. Eur.! Rheumatol. 2017;4(1):46-56;

2. Akkawi I, Zmerly H. Joints. 2018;6(2):122-127;

3. Banu .J. Drug Des Devel Ther. 2013;7:849-60;

4. Sim IeW, Ebeling PR. Ther Adv Musculoskelet Dis. 2013;5(5):259-67;

5. Meehan M, Penckofer S. J Aging Gerontol. 2014;2(2):60-71;

6. Van den bergh JP, et al. Curr Osteoporos Rep. 2011;9(1):36-42;

7. Bischoff-Ferrari HA, et al. JAMA. 2005;293:2257-64;

8. Orwoll E, et al. N Engl J Med. 2000,343(9):604-10;

9. Zeng LF, et al. Front Pharmacol. 2019;10:882;

10. Ralston SH, et al. Calcif Tiesue Int. 2011;88(6):485-94;

11. Warriner AH, Curtis .lR. Curr Opin Rheumatol. 2009,21(4):356-62;

12. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT Ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Nhà xuất bản y học. 2016;

13. Yood RA, et al. Osteoporos Int. 2003;14(12):965-8;

14. Calabria S, et al. Patient Prefer Adherence. 2016;10:523-30.

Editorial development by MIMS. The opinions expressed in this publication are not necessarily those oí the editor or publisher. Any liability or

obligation for loss or damage howsoever arising is hereby disclaimed. © 2020 MIM8S. All rights reserved. No part of this publication may be

reproduced by any process in any language without the written permission of the publisher.

6 Phùng Khăc Khoan, Lầu 2, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

ĐT: (84-28) 3829 7923 | Fax: (84-28) 3822 1765 | Email:enquiry.vn@mims.com

 

 

GIẢI PHÁP NÀO CHO LOÃNG XƯƠNG Ở NAM GIỚI? - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC. Chịu trách nhiậm xuất bản: Giám Đốc Bùi Việt Bắc. Chịu trách nhiệm nội

dung: Tổng biên tập Lý Bá Toàn. Biên tập: Phan Thị Ngọc Minh. Sửa bản in: Viễn Phương. In 10.000 bản, 21 x 29,7em tại Công ty TNHH Huynh Đệ Anh Khoa, Lô©5-2, đường D4, KCN Tân Phú Trung, huyện Củ Chỉ, TP.Hồ Chí Minh. Số xác nhận đăng kí xuất bản: 4100-2020/CXBIPH/21-75/HĐ. Cục xuất bản, In và Phát hành ký ngày 07 tháng 10 năm 2020. Quyết định xuất bản số: 1398/QĐ-NXBHĐ, ngày 08 tháng 10 năm 2020. In xong và nộp lưu chiều quý IV năm 2020.(không bán).VN-FSD-00045 23092022

 

 

Tin và bài liên quan

Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương
Mô-đun Giáo dục cho các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của APCO hiện có sẵn bằng 5 ngôn ngữ, cho phép cung cấp dịch vụ thực hành chăm sóc loãng xương tốt nhất trên toàn Châu Á Thái Bình Dương

28/08/2022

Để ngăn chặn làn sóng gãy xương do loãng xương ở khu vực đa dạng về ngôn ngữ cũng như có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới, và để thúc đẩy phương pháp chăm sóc bệnh loãng xương tốt nhất, Hiệp hội Loãng xương Châu Á Thái Bình Dương hôm nay đã công bố phát hành tài nguyên tương tác về giáo dục loãng xương mới- Mô-đun Giáo dục dành cho mọi người của Chuyên gia Chăm sóc Sức khỏe APCO - bằng năm ngôn ngữ phổ biến của khu vực

Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á
Ra mắt Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO & ngăn chặn cuộc “khủng hoảng” loãng xương hiện nay ở Châu Á Thái Bình Dương và cuộc phỏng vấn Chủ tịch APCO của kênh Tin tức Châu Á

07/08/2022

Chủ tịch APCO kiêm Giám đốc Đơn vị Loãng xương và Chuyển hóa Xương, Bệnh viện Đa khoa Singapore, Tiến sĩ Manju Chandran, Singapore, gần đây đã được chào đón trở lại với tư cách khách mời đặc biệt trong chương trình phát thanh 'Các vấn đề sức khỏe' của Kênh Tin tức Châu Á (Channel News Asia) với người dẫn chương trình là Daniel Martin vào ngày 31 tháng 5 năm 2022.

Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới
Bộ công cụ QI về sức khỏe xương của APCO - Giải quyết tình trạng gãy xương ở khu vực đông dân nhất và có tốc độ lão hóa nhanh nhất trên thế giới

02/06/2022

Bộ công cụ lâm sàng thúc đẩy cải thiện chất lượng chăm sóc người loãng xương để tránh hậu quả đáng sợ của việc gãy xương do loãng xương gồm đau, tàn tật lâu dài và mất khả năng sống độc lập

Xem thêm