Phẫu thuật thay khớp

16/11/2018

Bài viết cung cấp các kiến thức cần thiết về phẫu thuật thay khớp

PHẪU THUẬT THAY KHỚP LÀ GÌ?
Phẫu thuật thay khớp là phẫu thuật loại bỏ một khớp xương bị hỏng và thay vào đó một cái mới. Khớp xương là nơi hai hay nhiều xương tiếp xúc với nhau, như khớp gối, hông và vai. Phẫu thuật thường được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Đôi khi bác sĩ sẽ không thay toàn bộ khớp mà chỉ chỉnh lại vị trí hoặc sửa lại phần bị khớp bị hỏng.

Bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện một ca phẫu thuật thay khớp để cải thiện đời sống của bạn.Thay khớp có thể giúp bạn giảm đau, di chuyển dễ dàng hơn và cảm thấy dễ chịu hơn.Khớp hông và gối là hai vị trí được thay thế nhiều nhất. Các vị trí khớp khác có thể được thay là vai, khớp ngón tay, khuỷu tay và mắt cá chân.

ĐIỀU GÌ CÓ THỂ XẢY RA VỚI KHỚP CỦA TÔI?
Khớp có thể bị tổn thương do bệnh viêm khớp hay trong các bệnh lý,chấn thương hoặc các nguyên nhân khác. Bệnh viêm khớp hoặc như việc sử dụng khớp quá nhiều trong thời gian dài có thể làm cho khớp bị mòn đi.Điều này có thể gây đau và căng cứng khớp của bạn.

Các bệnh lý và tổn thương khớp có thể ngăn chặn quá trình lưu thông máu, gây nên những vấn đề bên trong xương, vì xương cần máu để phát triển, trở nên chắc khỏe và hồi phục.

 

KHỚP MỚI SẼ NHƯ THẾ NÀO?
Một khớp mới, được gọi là một bộ phận nhân tạo, có thể được làm từ nhựa, kim loại hoặc sứ. Nó không nhất thiết phải được cố định vào một vị trí, khớp không được cố định có thể được bao phủ khi xương bạn phát triển.Hai phương pháp có thể được kết hợp để giữ cho khớp xương mới nằm ở đúng vị trí.

Một khớp xương cố địnhđược sử dụng nhiều đối với người già, họ không di chuyển nhiều, và đối với người có xương “yếu”.Một loại chất dính sẽ gắn khớp mới vào với xương.Đối với những người trẻ, năng động hơn haynhững người có xương tốt hơn, dạng khớp xương không cố định được sử dụng nhiều.Tuy nhiên, thời gian lành lại sẽ dài hơn, vì để xương mọc ra và gắn vào khớp cần có một khoảng thời gian nhất định.

Những khớp xương nhân tạo thường giữ được ít nhất từ 10 đến 15 năm. Do đó, người trẻ có khả năng phải thay một khớp nhiều lần.

 

CÓ NHIỀU NGƯỜI CẦN THAY KHỚP HAY KHÔNG?
Phẫu thuật thay khớp đang dần trở nên phổ biến.Mỗi năm có hơn 1 triệu người Mỹ thay khớp hông hoặc khớp gối. Những cuộc khảo sát cho thấy việc thay khớp giúp những người lớn tuổi di chuyển dễ dàng hơn và thoải mái hơn khi vận động.

Tuy nhiên bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng có rủi ro, các rủi ro này đến từ tình trạng sức khỏe của bạn và tình trạng khớp xương trước phẫu thuật, đồng thời cả loại phẫu thuật được tiến hành.Nhiều bệnh viện và bác sĩ đã và đang thực hiện phẫu thuật thay khớp hàng thập kỉ qua, và những kinh nghiệm ấy cho ra kết quả ngày càng tốt hơn đối với bệnh nhân.Để tìm được câu trả lời tốt nhất, bạn nên đến gặp những bệnh nhân đã từng thực hiện phẫu thuật thay khớp hoặc các bác sĩ của họ.Một bác sĩ chuyên về xương khớp sẽ hỗ trợ bạn trước, trong và sau cuộc phẫu thuật để đảm bảo rằng bạn hồi phục nhanh chóng và thành công.

TÔI CÓ CẦN THAY KHỚP HAY KHÔNG?
Chỉ bác sĩ mới biết rằng liệu bạn cần thay khớp hay không. Bác sĩ sẽ dùng máy chụp xquang hoặc các loại máy khác để quan sát các khớp xương của bạn. Bác sĩ có thể sẽ nội soi vào trong khớp xương của bạn và tìm kiếm các tổn thương. Một mẫu mô nhỏ của bạn cũng có thể được lấy để kiểm tra.

Sau khi quan sát khớp xương của bạn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cân nhắc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như xe đẩy tập đi, nạng hay gậy, vật lý trị liệu, hoặc dùng thuốc và các vitamin hỗ trợ. Các loại thuốc chữa viêm khớp cũng có thể làm giảm sưng đau. Dựa trên loại viêm khớp mà bác sĩ có thể sẽ kê đơn với corticosteroids hoặc các thuốc khác.

Tuy nhiên, thuốc nào cũng có thể có tác dụng phụ, và nó bao gồm việc mất đi xương.

Nếu những liệu pháp điều trị trên không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một cuộc phẫu thuật mở xương, trong đó bác sĩ sẽ“sắp xếp” lại khớp xương của bạn. Họ sẽ cắt 1 hay nhiều đoạn xương xung quanh khớp để chỉnh sửa tính thẳng hàng của chúng.Phương pháp này có vẻ dễ hơn là thay khớp, nhưng sẽ tốn nhiều thời gian hơn để phục hồi.Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật này đang ít trở nên phổ biến hơn.

Thay khớp xương thường là giải pháp nếu bạn bị đau liên tục và không di chuyển khớp được tốt, ví dụ như khi bạn có vấn đề với việc đi bộ, leo cầu thang hay tắm bằng bồn.

ĐIỀU GÌ SẼ DIỄN RA TRONG KHI MỔ?
Đầu tiên, tổ phẫu thuật sẽ cho bạn thuốc giúp bạn không cảm thấy đau (thuốc tê hoặc thuốc mê).Thuốc có thể làm tê liệt cơn đau ở 1 phần của cơ thể (thuốc tê), hoặc nó có thể làm cho toàn bộ cơ thể bạn rơi vào trạng thái nghỉ (thuốc mê).Sau đó tổ phẫu thuật sẽ loại bỏ khớp hỏng và thay vào đó khớp nhân tạo.

Mỗi ca phẫu thuật đều khác nhau.Thời gian nó diễn ra phụ thuộc vào mức độ tổn hại của khớp xương bạn và cách mà các bác sĩ thực hiện phẫu thuật.Để thay khớp gối hoặc khớp hông, ta mất khoảng 2 giờ đồng hồ hoặc ít hơn, trừ khi có những yếu tố phức tạp khác diễn ra. Sau ca mổ, bạn sẽ được chuyển đến phòng hồi sức trong 1 đến 2 tiếng cho đến khi bạn hoàn toàn tỉnh táo.

 

ĐIỀU GÌ SẼ DIỄN RA SAU KHI MỔ?
Với phẫu thuật thay khớp gối và hông, bạn cần ở lại bệnh viện vài ngày.Nếu bạn là người già hoặc có các khuyết tật khác, bạn có thể cần ở lại vài tuần trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe trung cấp cho bệnh nhân khuyết tật trước khi về nhà. Bạn và các bác sĩ của bạn sẽ quyết định thời gian bạn cần ở lại bệnh viện là bao lâu.

Sau khi thay khớp gối và hông, bạn thường phải tập đứng và đi ngay trong ngày phẫu thuật xong.Đầu tiên, bạn có thể tập đi với máy tập hoặc nạng. Bạn có thể có vài cơn đau ngắn hạn ở các khớp xương được thay vì các cơ của bạn đã yếu đi khi không được dùng tới. Và, cơ thể bạn đang dần lành lại. Cơn đau có thể được giảm thiểu bằng thuốc và sẽ dừng sau vài tuần hoặc tháng.

Vật lý trị liệu có thể được sử dụng vào ngày sau ca mổ để giúp làm cho xương ở đoạn khớp vừa thay dẻo dai hơn, và giúp bạn có thể chuyển động được khớp xương. Nếu bạn thay khớp vai, bạn thường có thể bắt đầu tập luyện ngay trong ngày phẫu thuật.Một chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bạn áp dụng những bài tập nhẹ nhàng và có sự chuyển động của khớp.

Trước khi rời bệnh viện, chuyên gia hỗ trợ bạn sẽ chỉ bạn cách dùng một thiết bị ròng rọc giúp bạn uốn và mở rộng cánh tay.

 

LIỆU CUỘC PHẪU THUẬT CÓ THÀNH CÔNG HAY KHÔNG?
Sự thành công của cuộc phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc của bạn sau khi ra viện.

Nên tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ về chế độ ăn uống, thuốc và việc luyện tập sau ca mổ. Bạn nên nói với bác sĩ nếu cảm thấy đau hoặc khó khăn trong việc di chuyển.

Phẫu thuật thay khớp có tỉ lệ thành công rất cao và nếu có biến chứng thì vẫn có khả năng chữa trị được. Các vấn đề thường gặp bao gồm:

·        Nhiễm trùng. Khu vực ở xung quanh khớp mới có thể bị nhiễm trùng trong lúc bạn đang điều trị trong bệnh viện hoặc cả khi đã trở về nhà. Thậm chí còn có thể xảy ra nhiều năm sau phẫu thuật. Nếu khu vực nhiễm trùng nhỏ hoặc không qúa lớn thì thường được điều trị bằng thuốc.
Đối với các vết nhiễm trùng sâu hơn thì các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật lần thứ 2để loại bỏ nhiễm trùng hoặc phải thay khớp mới.

·        Xuất hiện các cục máu đông (huyết khối). Nếu máu chảy chậm trong mạch có thể khiến chúng kết dính lại với nhau và hình thành cục máu đông. Ngoài ra, huyết khối cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn thấy đau hoặc sưng phù ở phần chân sau khi được phẫu thuật hông hoặc đầu gối. Các bác sĩ có thể giải quyết vấn đề này bằng các thuốc làm loãng máu hoặc sử dụng băng chân, luyện tập thể dục hay mang bốt để giúp máu chảy nhanh hơn. Liên hệ với các y bác sĩ ngay nếu chân bạn xuất hiện hiện tượng sưng phù, đau hoặc đỏ tấy.

·        Mối ghép lỏng. Các khớp mới thay bị lỏng sẽ khiến bạn cảm thấy đau. Nếu tình trạng chuyển biến tệ hơn có thể bạn sẽ cần thêm một cuộc phẫu thuật nữa để cố định lại khớp vào xương.

·        Lệch chỗ. Đôi khi sau khi thay khớp hông hoặc khớp gối, các đầu quay của các khớp giả có thể trượt hoặc trôi ra khỏi ổ của nó. Nếu trường hợp này xảy ra ở hông, thông thường có thể điều chỉnh không cần qua phẫu thuật. Tuy nhiên bạn sẽ cần phải mang nẹp một thời gian nếu tình trạng lệch chỗ này diễn ra.

·        Mòn đầu khớp. Khi ma sát xảy ra nhiều có thể gây mòn đầu khớp, từ đó có thể khiến khớp nối bị lỏng và bạn cần làm thêm một lần phẫu thuật nữa để khắc phục vấn đề này. Trong một số trường hợp, tachỉ cần thay thế phần nhựa bị mòn mà không cần thiết phải thay mới cả khớp.

·        Tổn thương thần kinh và mạch máu. Các dây thần kinh gần vùng khớp được thay có thể bị tổn thương trong lúc làm phẫu thuật, nhưng may mắn, điều này không thường hay xảy ra. Sau môt thời gian các tổn thương thường được cải thiện và có thể được chữa khỏi. Điều tương tự có thể xảy ra với các mạch máu.

Khi bạn luyện tập thường xuyên và các cơ quanh khớp trở nên cứng cáp hơn, cảm giác đau sẽ dần giảm đi, độ linh hoạt cũng theo đó mà tăng lên.

NHỮNG CUỘC NGHIÊN CỨU NÀO ĐANG ĐƯỢC TIẾN HÀNH?

Những nghiên cứu về các bệnh lý viêm khớp, nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn phải thay khớp,  đang góp phần quan trọng trong việc giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn về các bệnh lý này cũng như tìm ra cách làm chậm hoặc ngăn chặn chúng phá hủy và gây hại các khớp.

Các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề thay thế khớp để tìm ra cách tăng độ linh hoạt cũng như khả năng vận động cho các bệnh nhân được thay khớp. Ngoài ra, họ còn tìm kiếm thêm các nguyên liệu làm khớp mớivà các cách góp phần cải tiến cuộc phẫu thuật.Ví dụ như việc nghiên cứu phản ứng viêm của cơ thể với các khớp nhân tạo và sự khác nhau về hiệu quả của một số loại khớp, vì sao loại khớp này lại gây phản ứng ít hơn chẳng hạn.

Hơn nữa, họ cũng tìm hiểu nguyên nhân vì sao một số bệnh nhân lại từ chối thay khớp, điều gì khiến việc lựa chọn các phương pháp điều trị trở nên khác biệt trong giai đoạn phục hồi và khi khỏe mạnh.

 

Tin và bài liên quan

Xem thêm