Bệnh Loãng Xương: Hỏi và Đáp (phần 4)

16/07/2018

Trả lời:

Loãng xương có thể do di truyền, vậy chỉ bổ sung Canxi và Vitamin D thôi có đủ phòng ngừa loãng xương không?

Yếu tố di truyền chi phối khoảng 50% sức khỏe của xương, tuy nhiên đây là yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được, do vậy chỉ cần tác đông vào các yếu tố có thể làm giảm được nguy cơ loãng xương và gãy xương bao gồm:

1.       Cung cấp đủ canxi và vitamin D.

2.       Chế độ vận động, tập luyện cơ bắp đều đặn mỗi ngày.

3.       Tránh thuốc lá, rượu bia, trà, cà phê.

 

Làm sao để duy trì việc phòng ngừa loãng xương lâu dài và thường xuyên?

Để duy trì thường xuyên, chúng ta nên lựa chọn các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí: dễ hấp thụ, tiện lợi khi sử dụng, dễ uống và giá phù hợp.

Dễ hấp thụ là một trong những tiêu chí quan trọng, điều này đánh giá mức độ hiệu quả trên một lần bổ sung, đồng thời giúp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc và nhờ đó mà việc phòng ngừa và điều trị loãng xương trở nên hiệu quả.

Tiện lợi khi sử dụng: đối với những chị em công chức văn phòng, kinh doanh, bán hàng... với quỹ thời gian hạn hẹp và phải làm việc tại công ty thì nên sử dụng sản phẩm tiện dụng không mất nhiều thời gian và không phụ thuộc vào không gian sử dụng.

Dễ uống cũng là một tiêu chí đáng quan tâm, do phải sử dụng lâu dài nếu không dễ uống thì thật khó chịu dẫn đến sử dụng không đều bỏ giữa chừng.

Tính kinh tế khi sử dụng, một sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý sẽ làm bạn dễ dàng chấp nhận hơn khi sử dụng lâu dài.

Đối với những người đang giảm cân hoặc bị đái tháo đường thì làm sao để phòng ngừa và điều trị loãng xương?

Người ăn kiêng, người có chế độ giảm cân và người tiểu đường thường có chế độ dinh dưỡng hạn chế, đặc biệt là giảm thành phần đường. Chế độ ăn kiêng dễ có tình trạng thiếu chất bao gồm cả calci và vitamin D, nhưng lại không thể bổ sung Canxi bằng cách thông thường, mà cần chọn lọc các sản phẩm không chứa đường. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm dạng viên sủi, không chứa đường, nên dùng được cho cả những người ăn kiêng hay bị tiểu đường.

 

Mẹ tôi không uống được sữa, lại dị ứng một số loại hải sản, vậy có nhóm thực phẩm nào mẹ tôi có thể sử dụng để ngăn ngừa loãng xương?

Trường hợp không uống được sữa, lại dị ứng một số lại hải sản, nhóm thực phẩm mà mẹ bạn có thể sử dụng là các chế phẩm từ sữa, sữa đậu nành hoặc rau cải xanh (kể cả rau muống), xúp-lơ xanh (broccoli), cải bó xôi. Tất cả các nguồn này đều có thể cung cấp một lượng calci cần thiết tối thiểu. Riêng đối với vitamin D cần chú ý đến vấn đề phơi nắng. Việc gia tăng lượng calci hàng ngày qua thực phẩm là lựa chọn ưu tiên, tuy nhiên bổ sung canxi bằng thuốc viên cũng có thể là một lựa chọn khác nếu chế độ ăn uống thiếu calci.

 

Người có mật độ xương thấp có phải dùng thuốc điều trị loãng xương?

Nguy cơ loãng xương và gãy xương biến đổi theo từng cá nhân. Do đó, không phải ai cũng cần được điều trị loãng xương. Vấn đề đặt ra là ai cần thiết được điều trị? Chỉ định điều trị loãng xương theo hướng dẫn của Hội Loãng xương Hoa kỳ (NOF) bao gồm phụ nữ sau mãn kinh và nam trên 50 tuổi có 1 trong các yếu tố sau đây:

●      Gãy cổ xương đùi hoặc gãy đốt sống (Chẩn đoán dựa vào lâm sàng hoặc Xquang);

●      Kết quả đo mật độ xương bằng phương pháp DXA tại vị trí cổ xương đùi hoặc cột sống T-score <-2.5

Nếu chỉ mật độ xương thấp (T-score trong khoảng -1 tới -2.5) thì chưa cần dùng thuốc điều trị loãng xương mà chỉ cần phòng ngừa loãng xương bằng duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ calci và vitamin D và vận động hợp lý.

 

Dùng thuốc điều trị loãng xương như thế nào nếu có kèm đau bao tử?

Loãng xương là bệnh mà đặc điểm chính là mật độ xương bị suy giảm đến mức nguy hiểm dẫn đến gãy xương. Hệ quả của loãng xương là gãy xương, và gãy xương làm tăng nguy cơ tử vong ở người cao tuổi. Do đó, mục tiêu của điều trị loãng xương là tăng mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương, và giảm nguy cơ tử vong. 

Xương là kết tinh của hai quá trình sinh học tạo xương và hủy xương. Do đó, các thuốc được phát triển dựa vào hai cơ chế này. Các thuốc chống loãng xương có thể chia làm hai nhóm: nhóm ức chế tế bào hủy xương và nhóm kích thích tế bào tạo xương. 

Các thuốc trong nhóm ức chế tế bào hủy xương bao gồm bisphosphonates, thay thế hormone nữ (hormone replacement therapy, HRT), SERM, calcitonin, v.v… Các thuốc trong nhóm tăng tạo xương bao gồm strontium ranelate và hormone tuyến cận giáp (parathyroid hormone). 

Hiện nay, bisphosphonate là lựa chọn đầu tay cho việc điều trị loãng xương và được sử dụng thông dụng nhất, bao gồm alendronate, residronate, ibandronate và zoledronate.  Việc sử dụng thuốc cần duy trì đều trong thời gian từ 3 đến 5 năm để đạt hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, để tránh tác dụng phụ kích thích đường tiêu hóa, bệnh nhân nên uống thuốc ở tư thế thẳng và không nằm sau khi uống thuốc 30 phút.

 

Đặt câu hỏi