Đừng để sức khỏe xương của bạn giảm sút

14/12/2018

Hãy chú ý các dấu hiệu gãy xương cột sống. Đừng để sức khỏe xương của bạn bị giảm sút

Loãng xương là một bệnh khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.

ĐA SỐ MỌI NGƯỜI KHÔNG BIẾT MÌNH MẮC BỆNH LOÃNG XƯƠNG CHO ĐẾN KHI BỊ GÃY XƯƠNG

Trên toàn thế giới, gãy xương do loãng xương tác động đến một phần ba phụ nữ và một phần năm nam giới trên 50 tuổi.

Gãy xương do loãng xương là một trong những nguyên nhân chính gây đau, tàn tật, sống phụ thuộc và tử vong sớm của hàng triệu người trên toàn thế giới.

Gãy xương cột sống là loại gãy xương do loãng xương thường gặp nhất.

Chỉ một đốt sống duy nhất bị gãy cũng có thể dẫn đến đau lưng nghiêm trọng kéo dài, giảm chiều cao, gù lưng và giảm khả năng vận động.

LOÃNG XƯƠNG LÀ MỘT CĂN BỆNH NGUY HIỂM

Gãy xương cột sống do loãng xương xảy ra nhiều gấp hai lần các gãy xương do loãng xương khác và xảy ra ở 30% đến 50% người trên 50 tuổi.

Những tác hại nghiêm trọng và kéo dài của gãy xương cột sống có thể ảnh hưởng đến tương lai của bạn – giảm chất lượng sống đáng kể và dẫn đến việc sống phụ thuộc.

Các tác hại đó bao gồm:

  • Biến dạng cột sống nghiêm trọng (gù lưng)
  • Đau lưng cấp và mạn tính
  • Khó cúi xuống và vươn người
  • Khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày  như thay đồ hay leo cầu thang
  • Trầm cảm
  • Tăng số ngày nhập viện
  • Khó thở
  • Các vấn đề tiêu hóa

LIỆU CỘT SỐNG CỦA BẠN CÓ THỂ DỄ VỠ NHƯ MỘT THÁP BÀI?

Cột sống được tạo thành bởi 24 xương riêng biệt, xương này chồng lên xương kia. Gãy cột sống xảy ra khi một trong các xương cột sống sụp hay gãy.

Gãy cột sống thường xảy ra sau khi ngã hoặc cũng có thể sau một chuyển động đột ngột, hắc hơi hay ho hay đơn giản là sau khi cúi xuống cột dây giày.

HÃY CHÚ Ý NHỮNG DẤU HIỆU CỦA GÃY XƯƠNG CỘT SỐNGCác dấu hiện của gãy xương cột sống, đặc biệt là ở những người trên 50 tuổi có thể bao gồm:

Gãy xương cột sống thường xảy ra ở gần vùng thắt lưng hoặc trên đó một chút (ngực giữa) hoặc dưới đó. Đau do gãy xương cột sống thường là đau liên tục và sẽ tăng lên khi di chuyển, đặc biệt là khi thay đổi tư thế.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị  gãy xương cột sống, hãy chủ động đi khám. Đừng nghĩ rằng đau lưng của bạn đơn giản là do thoái hóa khớp, căn cơ hay các nguyên nhân khác – hãy đề nghi được chụp X-quang và làm xét nghiệm để chẩn đoán loãng xương.

BẠN CÓ TỪNG BỊ GÃY XƯƠNG? HÃY NGĂN CHẶN LẦN GÃY TIẾP THEO!

Tất cả các người  trên 50 tuổi mới được chẩn đoán gãy xương cột sống đều có nguy cơ cao phải chịu đựng một gãy xương nữa. Thế nên những bệnh nhân này cần được khám để chẩn đoánloãng xương và điều trị. Việc này nên được thực hiện trong vòng ba tháng từ lúc phát hiện gãy xương cột sống.

Theo nghiên cứu, một năm sau khi gãy xương cột sống, nguy cơ gãy thêm một xương cột sống hoặc gãy một xương khác tăng đáng kể. Nếu không điều trị, khoảng 20% phụ nữ sẽ gãy xương thêm một lần nữa trong vòng một năm.

Chuẩn đoán hình ảnh sẽ cung cấp những thông tin quan trọng giúp bác sĩ xác định tổn thương của bạn là mới (cấp) hay đã cũ (mạn). X-quang là loại chẩn đoán hình ảnh thường dùng nhất. Phương pháp đo độ hấp thụ tia X kép (DXA) có lợi trong việc đánh giá gãy xương cột sống.

 

GÃY XƯƠNG ĐỐT SỐNG, CẦN LÀM GÌ?

Nếu bạn bị gãy xương cột sống, bác sĩ có thể sẽ dùng các cách giảm đau  và  hỗ trợ để giúp xương mau lành sau đây:

  • Giảm đau bằng thuốc kháng viêm và giảm đau
  • Nghĩ ngơi trên giường một thời gian trong những trường hợp nặng (bệnh nhân nên bắt đầu vận động lại phù hợp với sức của mình càng sớm càng tốt)
  • Đeo đai cột sống suốt thời gian điều trị
  • Vật lí trị liệu – luyện tập giúp cải thiện tư thế và sức cơ
  • Ngăn ngừa té ngã
  • Thủy trị liệu
  • Cân nhắc phẫu thuật nếu không đáp ứng với các phương pháp giảm đau khác.

ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG – NGUYÊN NHÂN GÂY GÃY XƯƠNG

Có nhiều phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả để  có thể làm giảm nguy cơ gãy xương tái diễn. Bác sĩ sẽ xem xét sức khỏe xương của bạn, từ đó tìm ra một phương pháp điều trị phù hợp để bù đắp mật độ xương đã mất. Thông thường, thuốc nên được kết hợp với một chế độ ăn thích hợp, tập luyện thể dục và các thay đổi lối sống.

Phương pháp điều trị phù hợp có thể giảm nguy cơ gãy xương cột sống trong vòng 6-12 tháng xuống 50 -80%.

Hãy thực hiện IOF One-Minute Osteoporosis Test để xác định các yếu tố ngy cơ loãng xương của bạn. Test có tại trang web www.iofbonehealth.org

Tin và bài liên quan

KẾT NỐI TRONG CHĂM SÓC LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG – HƯỚNG DẪN CỦA TỪNG QUỐC GIA
KẾT NỐI TRONG CHĂM SÓC LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG – HƯỚNG DẪN CỦA TỪNG QUỐC GIA

26/10/2021

APCO Framework (Khung APCO) có thể trợ giúp như thế nào ?

PHÁ VỠ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
PHÁ VỠ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

14/10/2021

Mỗi chuyên gia trình bày về bối cảnh loãng xương ở quốc gia của họ, vạch ra các nỗ lực khác nhau đang được tiến hành để giải quyết gánh nặng của bệnh loãng xương và giải thích cách thức triển khai APCO Framework trên toàn khu vực để cải thiện việc sàng lọc, chẩn đoán và quản lý bệnh loãng xương.

GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI- PHÒNG TRÁNH LỖ HỎNG CỦA NGUY CƠ QUẢN LÍ SÓT
GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI- PHÒNG TRÁNH LỖ HỎNG CỦA NGUY CƠ QUẢN LÍ SÓT

13/10/2021

Gãy cổ xương đùi ở người lớn tuổi khá phổ biến, ảnh hưởng tới 18% ở phụ nữ và 6% ở nam giới trong suốt cuộc đời của họ, và liên quan đáng kể đến tử vong và gánh nặng bệnh tật.

Xem thêm