Chẩn đoán gãy xương đốt sống: Phần 2. Quy mô gãy xương đốt sống ở người Việt

05/07/2018

Mục tiêu. Gãy xương đốt sống là một biểu hiện cổ điển của loãng xương, vì không có triệu chứng. Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định tỉ lệ hiện hành gãy xương đốt sống ở nam và nữ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tóm tắt

Mục tiêu. Gãy xương đốt sống là một biểu hiện cổ điển của loãng xương, vì không có triệu chứng. Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định tỉ lệ hiện hành gãy xương đốt sống ở nam và nữ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương pháp. Nghiên cứu được thực hiện trên 129 nam và 396 nữ, tuổi từ 50 đến 87. Những đối tượng nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên trong cộng đồng trong TPHCM. Mỗi đối tượng được chụp X-quang cột sống, và chiều cao trước (anterior height, Ha), chiều cao chính giữa (middle height, Hm) và chiều cao phía sau (posterior height, Hp) của 14 đốt sống (T3 đến T12 và L1 đến L5) được đo bằng phần mềm ImageJ. Dựa vào Ha, Hp và Hm, chúng tôi tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (SD) cho tỉ số Ha/Hp, Hm/Hp, Hp / Hp+1, và Hp/Hp-1 cho mỗi đốt sống. Gãy xương được xác định dựa vào tiêu chuẩn >3SD và >4SD. Chúng tôi phân gãy xương thành 3 nhóm: gãy bờ, gãy đĩa và gãy lún.

Kết quả. Tính chung, tỉ lệ gãy xương đốt sống ở nam là 23% (n = 30) và nữ là 26% (n = 105). Tuy nhiên, tỉ lệ gãy xương có xu hướng tăng theo độ tuổi. Ở độ tuổi 70+, có 41% nam và 42% nữ bị gãy xương đốt sống. Ở nam, phần lớn gãy xương là gãy lún (17/30), kế đến là gãy đĩa (12/30) và gãy bờ (11/30). Ở nữ, gãy lún chiếm đa số (60/105) gần tương đương với gãy bờ (58/105) và cao hơn gãy đĩa (44/105).

Kết luận. Ở nam và nữ trên 50 tuổi, hơn 1/5 số người bị gãy xương đốt sống không triệu chứng, và tỉ lệ này tương đương với các sắc tộc người da trắng ở phương Tây. Kết quả này cho thấy loãng xương thật sự là một gánh nặng y tế ở nước ta, nhất là trong điều kiện số người cao tuổi đang gia tăng nhanh.

Abstract

Background and aim. Vertebral fracture is a classic manifestation of osteoporosis, because the disorder has no specific symptoms. The present study sought to determine the prevalence of asymptomatic vertebral fracture in men and women in Ho Chi Minh City.

Methods. The study involved 129 men and 396 women aged between 50 and 87 years. The individuals were randomly recruited from the general community in Ho Chi Minh City. Thoracic X-ray was taken from each individual. We used the ImageJ software program to measure anterior height (Ha), middle height (Hm) and posterior height (Hp) for each vertebrae (T4 to T12 and L1 to L5). The dimensions were then used to determine 4 ratios: Ha/Hp, Hm/Hp, Hp / Hp+1, and Hp/Hp-1 for each vertebra. Mean and standard deviation were estimated for each ratio. Vertebral fracture was diagnosed as a ratio greater than 3SD or >4SD from the mean. Fracture was further classified into three groups, namely, wedge, biconcavity, and compression.

Results. Overall, the prevalence of vertebral fracture in men was 23% (n = 30) which was not significantly different from women whose prevalence was 26% (n = 105). However, the risk of fracture increased with advancing age, such that from the age of 70+, 41% of men and 42% women had at least one vertebral fracture. In men, the commonest fracture was compression, accounting for 13% of total fractures, followed by biconcavity (9%) and wedge (8.5%). In contrast, wedge was commonly observed in women (15%), followed by compression (14%) and biconcavity (11%).

Conclusion. These data suggest that asymptomatic vertebral fracture is quite common in men and women aged 50 years and above, and that the prevalence is equivalent to that in Caucasian populations. The results also imply that vertebral fracture and osteoporosis represent a significant public health burden in Vietnam, particularly when the population is rapidly aging.

Dẫn nhập

Gãy xương đốt sống (vertebral fracture) là biểu hiện kinh điển của bệnh lý loãng xương.(1) Tuy nhiên, đa số các trường hợp gãy xương đốt sống thường không có triệu chứng, chỉ khoảng 30% các trường hợp được chẩn đoán ngẫu nhiên và tới 70% các trường hợp không được phát hiện.(1-4) Phương pháp chẩn đoán gãy xương đốt sống chính xác nhất là dựa vào định lượng chiều cao của mỗi đốt sống. Trong phần 1 chúng tôi đã phát triển giá trị tham chiếu để phục vụ cho việc chẩn đoán gãy xương đốt sống ở người Việt. Và trong phần này chúng tôi sẽ sử dụng giá trị tham chiếu trên để xác định tần suất loãng xương trong cộng đồng dân cư TP Hồ Chí Minh.


Tần suất và yếu tố nguy cơ của gãy xương đốt sống ở người da trắng đã được biết rõ. Kết quả từ các nghiên cứu dịch tễ ở người Âu Mỹ cho thấy, cứ 100 người sau độ tuổi 50 thì có khoảng 20 người bị gãy xương đốt sống,(5) và ở phụ nữ sau mãn kinh, tỉ lệ gãy xương đốt sống thay đổi từ 15% tới 35%, đồng thời có sự khác biệt cao của tần suất gãy xương đốt sống giữa các quốc gia và các dân tộc. Tần suất gãy xương đốt sống gia tăng theo độ tuổi cũng ghi nhận được ở cả hai giới, và nữ có xu hướng tăng nhiều hơn nam.(5) Tuy nhiên, các dữ liệu về tần suất và yếu tố nguy cơ của gãy xương đốt sống vẫn còn hạn chế trong quần thể châu Á. Nghiên cứu dịch tể gần đây tại Thái Lan và Trung Quốc cho thấy tần suất gãy xương đốt sống ở phụ nữ sau mãn kinh tại các nước này là 30% và 10%.(6-9)


Việt Nam là một quốc gia tương đối lớn ở Đông Nam Á với dân số 86 triệu người, và như nhiều nước khác trong khu vực, hầu như không có dữ liệu về gãy xương đốt sống. Ngoại trừ một nghiên cứu trên phụ nữ ăn chay sau mãn kinh, cho thấy tần suất gãy xương đốt sống khoảng 23%, và yếu tố nguy cơ bao gồm mật độ xương thấp ở vị trí cột sống và độ tuổi.(10) Không chỉ rời rạc, dữ liệu về gãy xương đốt sống ở châu Á cũng như Việt Nam còn thiếu hẳn số liệu cho nam giới. Trong tình hình trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này nhằm phát triển giá trị tham chiếu và ước tính tỉ lệ hiện hành của gãy xương đốt sống ở nam và nữ tại TP Hồ Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Đây là một công trình nghiên cứu được thiết kế theo mô hình nghiên cứu một thời điểm (còn gọi là “nghiên cứu cắt ngang”), theo đó dữ liệu được thu thập hay đo lường tại một thời điểm duy nhất. Mô hình nghiên cứu này thích hợp với mục tiêu xác định giá trị tham chiếu, và ước tính tỉ lệ hiện hành cũng như phân tích tương quan giữa các yếu tố trong một quần thể.

Công trình nghiên cứu này được sự phê chuẩn của Hội đồng Khoa học thuộc Bệnh viện 115 và Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, và tất cả các tình nguyện viên ưng thuận ký tên tham gia nghiên cứu đều được giải thích về mục đích và qui trình nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tham gia nghiên cứu bao gồm nam và nữ tuổi từ 18 trở lên (không giới hạn tuổi tối đa), đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong phân tích này, chúng tôi giới hạn những người trên 50 tuổi, vì loãng xương thường hay xảy ra ở nữ sau mãn kinh và nam trên 50 tuổi. Các đối tượng với các bệnh liên quan đến chuyển hóa xương, hay đang dùng các thuốc có ảnh hưởng đến chuyển hóa calci, hay đang dùng thuốc ngừa thai, hay mắc các bệnh ảnh hưởng đến hấp thu đường tiêu hóa không được tham gia vào nghiên cứu. Ngoài ra, các đối tượng có bệnh và nằm tại giường từ 2 tháng trở lên cũng không tham gia vào nghiên cứu.

Để ước tính cỡ mẫu, chúng tôi dựa vào tần suất của gãy xương đốt sống trong một nghiên cứu trước đây của chúng tôi và y văn là p = 20 đến 30% trong độ tuổi 40 trở lên. Nếu chúng tôi chấp nhận một sai số chuẩn d=5% thì tổng số cỡ mẫu cần thiết là khoảng 256 đến 336 cho mỗi giới. Chúng tôi quyết định tuyển khoảng 500 đối tượng cho cả hai giới. Chúng tôi sử dụng danh sách đối tượng từ các quần thể và tổ chức cộng đồng, và sử dụng phần mềm R để chọn một cách ngẫu nhiên các đối tượng.

Dữ liệu thu thập
Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được một bác sĩ hay y sĩ trực tiếp phỏng vấn để thu thập các thông tin lâm sàng và đo lường các chỉ số nhân trắc. Độ tuổi được tính từ ngày sinh đến ngày tham gia vào chương trình nghiên cứu. Chỉ số khối cơ thể (Body mass index hay BMI) được tính bằng cách lấy trọng lượng (kg) chia cho chiều cao (m) bình phương. Mỗi đối tượng nghiên cứu còn cung cấp các thông tin về thói quen hút thuốc lá trong quá khứ và hiện tại. Tương tự, thói quen uống bia rượu cũng được thu thập qua hàm lượng và thời gian dùng bia rượu.

X-quang cột sống và phân tích
X-quang (kỹ thuật số) được chụp tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Mỗi đối tượng có 4 phim: 2 phim cho cột sống ngực và 2 phim cho thắt lưng, một phim thẳng trước-sau và 1 phim nghiêng riêng. Chúng tôi phân tích 14 đốt sống (9 đốt sống ngực T4-T12 và 5 đốt sống thắt lưng L1-L5).

Để đánh giá gãy xương đốt sống bằng phương pháp định lượng, chúng tôi tiến hành hai bước: (1) đo các chiều cao thân trước (Ha), thân giữa (Hm) và thân sau (Hp) của mỗi đốt sống từ T4 đến L5 bằng phương pháp xác định 6 điểm; (2) dựa vào các giá trị tham chiếu cho các tỉ số Ha/Hp, Hm/Hp, Hp(i)/Hp(i+1) và Hp(i)/Hp(i-1) tính tần suất gãy xương đốt sống cho mỗi loại đốt sống và chung cho các đốt sống, cũng như các loại gãy và mức độ gãy theo phương pháp của Eastell và cộng sự.(11)

Phần mềm ImageJ của Mỹ được sử dụng để đánh dấu 6 điểm và đo đạc các chiều cao thân trước, giữa và sau của mỗi đốt sống. Các nghiên cứu viên (NCV) đo đạc (Mai Duy Linh và Nguyễn Vũ Đạt) được nghiên cứu viên chính (Nguyễn Đình Nguyên) huấn luyện cách xác định 6 điểm và cách đo. Để xác định độ tương đồng giữa hai người đo, hai NCV tiến hành đo trên cùng 350 đối tượng được chọn ngẫu nhiên. Hệ số tương đồng giữa hai người đo dao động từ 0,81 đến 0,94 ở các chiều cao thân đốt sống. Sự khác biệt số đo tuyệt đối giữa hai NCV đều nằm trong  KTC 95% của vùng đồng thuận (region of agreement) trong các biểu đồ Bland-Altman. Để xác định độ tin cậy trên cùng một người đo, 50 mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên và mỗi NCV đo hai lần. Hệ số tin cậy trên cùng một người đo tối thiểu là 0,0.

Tính tần suất gãy xương đốt sống
Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Eastell và cộng sự,(11) tỉ số các chiều cao thân đốt sống trên mỗi đối tượng được so sánh với trị số tham khảo theo công thức: Tỉ số = (TSĐT – TSTK)/SDTK (TSĐT, tỉ số của đối tượng được ghi nhận, TSTK, tỉ số tham khảo). Bất kỳ một tỉ số nào của một thân đốt sống mà có 4SD< Tỉ số <3SD thì thân đốt sống đó được xác định là bị gãy độ 1; và tỉ số <4SD là gãy độ 2. Đối tượng được xem là có gãy xương đốt sống nếu có bất kỳ một thân đốt sống nào được xác định là gãy tối thiểu độ 1. Ngoài ra, chúng tôi còn xác định loại gãy và số lượng thân đốt sống bị gãy cho mỗi đối tượng. Về hình thái học, gãy xương đốt sống được chia thành 3 loại (Biểu đồ 1):

• Loại 1: gãy bờ đốt sống: chiều cao của thân trước hoặc chiều cao thân sau đốt sống bị khuyết, và ngắn hơn chiều cao tương ứng của đốt sống kế cận.

• Loại 2: gãy đĩa đốt sống: chiều cao trước và sau thân đốt sống không thay đổi, mặt trên hoặc dưới hoặc cả hai mặt đốt sống lõm cong xuống làm cho chiều cao giữa thân đốt sống ngắn hơn so với chiều cao trước và sau của thân đốt sống đó.Nếu chỉ có một mặt đốt sống bị lõm thì là gãy lõm một mặt hoặc lõm cả hai mặt trên và dưới thì là lõm hai mặt.

• Loại 3: gãy lún đốt sống: cả đốt sống bị nén xuống làm cho toàn bộ thân đốt sống bị thu ngắn lại.

Phân tích dữ liệu
Mục tiêu chính của nghiên cứu là ước tính tỉ lệ gãy xương hiện hành. Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán trên, gãy xương được xác định cho từng cá nhân. Ở mức độ đơn giản, mỗi cá nhân được chẩn đoán hoặc là gãy xương hoặc không gãy xương. Phân tích chi tiết hơn, chúng tôi xác định số đốt sống bị gãy trên mỗi cá nhân. Gãy xương sau đó được chia thành 3 dạng: gãy bờ, gãy đĩa, và gãy lún. Một cá nhân có thể có hơn một dạng gãy xương, như gãy bờ và gãy đĩa (hai dạng gãy); gãy bờ, gãy đĩa và gãy lún (3 dạng gãy xương). Do đó, tần số gãy xương kết hợp cũng được phân tích thêm. Phần mềm R được sử dụng trong phân tích dữ liệu.(12)

Kết quả

Tính chung, chúng tôi đã phân tích được kết quả X-quang cho 525 đối tượng, gồm 129 nam và 396 nữ trên 50 tuổi. Đặc điểm nhân trắc và lâm sàng của các đối tượng được mô tả trong Bảng 1. Tuổi trung bình của nam và nữ tương đương nhau (61,9 và 62,1). Khoảng 61,2% nam và 1,4% nữ cho biết họ đang hút thuốc lá. Tuy nam có chiều cao và trọng lượng cao hơn nữ, nhưng BMI trung bình ở nam

Bảng 1. Một số đặc điểm nhân trắc và lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Biến 

Nam (N = 129)

Nữ (N = 396)

Tuổi 

61,9 (10,5)

62,1 (9,1)

Cân nặng (kg)

60,4 (8,9)

52,5 (7,8)

Chiều cao (cm)

162,5 (5,0)

150,5 (5,8)

BMI (kg/cm2)

22,9 (3,2)

22,7 (3,5)

Hút thuốc lá

 

 

    Không

38,8

98,6

    Có

61,2

1,4

Tiểu đường

 

 

   Không

93,0

92,2

   Có

7,0

7,8

Tiền sử gãy xương

 

   Không

76,7

73,5

   Có

23,3

26,5

Bảng 2. Tần số gãy xương đốt sống ở nam và nữ trên 50 tuổi

Biến 

Nam (N = 129)

Nữ (N = 396)

Tuổi 

61,9 (10,5)

62,1 (9,1)

Cân nặng (kg)

60,4 (8,9)

52,5 (7,8)

Chiều cao (cm)

162,5 (5,0)

150,5 (5,8)

BMI (kg/cm2)

22,9 (3,2)

22,7 (3,5)

Hút thuốc lá

 

 

    Không

38,8

98,6

    Có

61,2

1,4

Tiểu đường

 

 

   Không

93,0

92,2

   Có

7,0

7,8

Tiền sử gãy xương

 

   Không

76,7

73,5

   Có

23,3

26,5

 

Bảng 3. Tần số gãy xương đốt sống ở nam và nữ trên 50 tuổi

 

Nam (N = 129)

Nữ (N = 396)

 

Số ca

Tỉ lệ (%)

Số ca

Tỉ lệ (%)

Tất cả dạng gãy xương

30

23,3

105

26,5

Phân tích theo dạng gãy xương

 

 

Gãy bờ (wedge)

11

8,5

58

14,6

Gãy đĩa (biconcavity)

12

9,3

44

11,1

Gãy lún (compression)

17

13,2

60

15,1

Hai dạng gãy xương

 

 

 

Gãy bờ + gãy lún

6

4,7

22

5,6

Gãy bờ + gãy đĩa 

3

2,3

30

7,6

Gãy lún + gãy đĩa

2

1,6

19

4,8

Ba dạng gãy xương

1

0,8

14

3,5

giới (22,9 kg/m2) và nữ giới (23.2 kg/m2) không khác nhau. Tiền sử tiểu đường và gãy xương tương đương giữa hai nhóm.

Sử dụng giá trị tham chiếu cho các tỉ số Ha/Hp, Hm/Hp, Hp(i)/Hp(i+1) và Hp(i)/Hp(i-1) tính toán được trong phần 1, và công thức Tỉ số = (TSĐT – TSTK)/SDTK (TSĐT, tỉ số của đối tượng được ghi nhận, TSTK, tỉ số tham khảo), chúng tôi ước tính tần suất gãy xương đốt sống cho tất cả các đối tượng, đồng thời chúng tôi cũng phân tỉ lệ gãy xương theo độ tuổi (Bảng 2). Kết quả ghi nhận có 30/129 (23%) nam và 105/396 (26,5%) nữ gãy xương đốt sống. Sự khác biệt giữa hai giới không có ý nghĩa thống kê (P = 0,46). Tần suất gãy xương tăng dần theo độ tuổi ở cả hai giới. Ở độ tuổi 70 hay cao hơn, 41% nam và 42% nữ có dấu hiệu gãy xương đốt sống.

Bàng 3 phân loại gãy xương ở nam và nữ. Ở nam, gãy lún được ghi nhận 17 ca (57%), một dạng gãy xương phổ biến nhất. Ở nữ, sự phân bố 3 dạng gãy xương không được rõ ràng như ở nam, nhưng trong số 105 ca gãy xương, 57% là gãy lún và 55% là do gãy bờ. Chú ý, những số này không tổng cộng thành 100% vì một số bệnh nhân bị gãy 2 hoặc 3 dạng như trong Bảng 2 trình bày.

Phần lớn các ca gãy xương xảy ra trên một hoặc hai đốt sống. Biểu đồ 2 cho thấy ở nam số ca gãy 1 hoặc 2 đốt sống chiếm 83% tổng số ca gãy xương. Nhưng ở nữ, số ca gãy 1 hoặc 2 đốt sống chiếm chỉ 60% tổng số ca gãy xương. Xu hướng này cũng ghi nhận trong từng dạng gãy xương (Bảng 4).

Bàn luận

Mặc dù gãy xương sống được coi là dấu hiệu thường gặp nhất của loãng xương, rất khó để đánh giá qui mô của vấn đề này trong cộng đồng, do đa số các trường hợp gãy xương đốt sống đều không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Đồng thời, cho đến hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán gãy xương đốt sống, tuy nhiên phổ biến và kinh điển nhất vẫn là dùng X-quang thường quy, tiêu chuẩn, và đọc kết quả bằng hai phương pháp định lượng hoặc bán định lượng. Trong đó, phương pháp bán định lượng sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm quan sát bằng mắt của chuyên viên để đánh giá mức độ biến dạng của đốt sống,(13) nên thường có tỉ lệ dương tính giả cao dẫn đến ước lượng quá mức tần suất gãy xương đốt sống so với thực tế.(14) Trong khi phương pháp định lượng lượng hóa cụ thể mức độ biến dạng đốt sống bằng cách đo và đối chiếu với trị số tham khảo, giúp kết quả có được tương đối khách quan, và có thể lặp lại với sai số tối thiểu.(15) Do vậy, chúng tôi đã chọn phương pháp định lượng để phân tích kết quả X-quang, và trong nghiên cứu đầu tiên dùng phương pháp này ở Việt Nam, chúng tôi ghi nhận 26,5% nữ và 23% nam có gãy xương đốt sống.

So sánh với các kết quả của quần thể người da trắng cũng sử dụng phương pháp định lượng để xác

Bảng 4. Tần số gãy xương đốt sống ở nam và nữ trên 50 tuổi

Số đốt sống bị gãy

Nam (N = 129)

Nữ (N = 396)

 

Số ca

Tỉ lệ (%)

Số ca

Tỉ lệ (%)

Gãy bờ

 

 

 

 

1

7

5,4

33

8,3

2

3

2,3

18

4,6

3

1

0,8

5

1,3

4

0

0,0

2

0,5

Tính chung

11

8,5

56

14,6

Gãy đĩa

 

 

 

 

1

9

7,0

19

4,8

2

3

2,3

12

3,0

3

0

0,0

5

1,3

4+

0

0,0

8

2,0

Tính chung

12

9,3

36

11,1

Gãy lún

 

 

 

 

1

9

7,0

29

7,3

2

4

3,1

10

2,5

3

2

1,6

7

1,8

4+

2

1,6

14

3,6

Tính chung

15

13,2

60

15,2

chẩn đoán loãng xương, thiếu vitamin D, gãy xương đốt sống, loãng xương nam giới, tỉ trọng mỡ cơ thể, chẩn đoán béo phì, yếu tố nguy cơ loãng xương

Biểu đồ 1. Các loại gãy xương đốt sống: (a) bình thường, (b) loại 1 độ 1, (c) loại 1 độ 2, (d) loại 2 độ 1, (e)  loại 2 độ 2, (f) loại 3 độ 1, (g) loại 3 độ 2

Nguồn (11): Eastell R, Cedel SL, Wahner HW, và cs (1991) Classification of vertebral fractures. J Bone Miner Res; 6:207–215.

định gãy xương đốt sống, chúng tôi tìm thấy có sự dao động lớn về tần suất gãy đốt sống giữa các nghiên cứu và giữa các quốc gia. Như trong nghiên cứu EVOS (European Vertebral Osteoporosis Study) được tiến hành trên 19 quốc gia ở châu Âu với hơn 15.000 cá nhân tuổi từ 50-79, tần suất gãy xương đốt sống dao động từ 26,7% ở nam và 27,8% ở nữ tại Thụy Điển, đến 10,3% cho nam và 12,7% cho nữ ở Nga.(5) Sự thay đổi của tần suất gãy xương đốt sống cũng quan sát được tại 5 quốc gia Nam Mỹ (Latin American Vertebral Osteoporosis Study) trong đó tỉ lệ trung bình của gãy xương đốt sống ở nữ tuổi từ 50+ là 19,2%(16) và nam là 9,7%(17). Với tần suất 26,5% ở nữ và 23% ở nam trong nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy gãy đốt sống ở Việt Nam có qui mô tương đương với chủng tộc da trắng; và loãng xương với hệ quả gãy xương thật sự là vấn đề y tế cần đáng quan tâm tại Việt Nam.

Tuy sự phổ biến và hệ quả của gãy xương đốt sống đã được hiểu rõ trong quần thể người da trắng, rất ít dữ liệu về vấn đề này ở các nước châu Á, cho dù theo ước tính có đến hơn 50% của tất cả các trường hợp gãy xương trên thế giới dự kiến xảy ra ở châu Á vào năm 2050. Trong khi dữ liệu về gãy xương đốt sống rất phong phú ở người da trắng, thì lại có rất ít số liệu này ở các nước châu Á, đặc biệt là số liệu của nam. Chúng tôi chỉ tìm thấy một nghiên cứu ở Đài Loan dùng phương pháp định lượng cho cả nam và nữ, kết quả ghi nhận tần suất gãy xương đốt sống ở nữ trên 40 tuổi là 20% và ở nam trên 65 là 12,5%.(18) Kết quả này tương đương với của chúng tôi. Tuy nhiên, nghiên cứu ở phụ nữ Thái Lan tuổi 50+, tần suất gãy xương đốt sống là 36%,(6) trong khi nghiên cứu ở Bắc Kinh (Beijing Osteoporosis Study), tỉ lệ gãy xương đốt sống tăng từ 5% ở phụ nữ lứa tuổi 50-59 tới 37% ở phụ nữ tuổi 80+.(9)

Hiện chưa rõ tại sao có sự thay đổi đáng kể của tần suất gãy xương đốt sống giữa các sắc dân, nhưng có lẽ do sự khác biệt trong phương pháp đánh giá gãy xương đốt sống và đặc điểm dân số.(19) Cho tới hiện nay, vẫn không có phương pháp đơn độc nào được coi là tốt nhất cho chẩn đoán gãy xương đốt sống trên X-quang,(20) và sự tương đồng giữa các phương pháp đọc X-quang gãy xương đốt sống còn thấp, chỉ số tương đồng dao động từ 0,53 tới 0,68.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ gãy lún chiếm nhiều nhất (59% ở nữ và 74% ở nam). Đồng thời, chúng tôi cũng ghi nhận gãy lún có độ nặng nghiêm trọng hơn các loại gãy bờ và đĩa, dựa vào số đốt sống gãy trên một bệnh nhân trên 4 chiêm tỉ lệ cao nhất. Trong khi đó, nghiên cứu của Eastell(11) khảo sát các đốt sống T4 – L5 trên 195 phụ nữ da trắng từ 47 đến 94 tuổi cho thấy tỉ lệ gãy bờ là phổ biến nhất. Sự khác biệt này có lẽ do có sự khác nhau về cấu trúc hình thái của cột sống giữa các chủng tộc dẫn đến lực tác động lên đốt sống khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi chưa có chứng cứ để khẳng định giả thuyết này đúng.

Đây là một công trình nghiên cứu về gãy xương đốt sống đầu tiên và qui mô nhất ở Việt Nam bao gồm cả nam và nữ, đảm bảo đầy đủ số liệu cho việc phân tích xác định các thông số cần thiết cho chẩn đoán gãy xương đốt sống. Các đối tượng nam và nữ được chọn một cách ngẫu nhiên trong cộng đồng qua những tiêu chuẩn lâm sàng, do đó kết quả mang tính hợp lý ngoại tại (external validity) cao. Ngoài ra, phương pháp định lương được sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích kết quả Xquang được xem là một phương pháp có độ tin cậy và chính xác cao.(15) Tuy nhiên, công trình nghiên cứu cũng có một số nhược điểm. Trong bước xác định 6 điểm tương ứng với các chiều cao thân đốt sống giữa những người đo cũng như giữa những lần đo có thể có sai lệch, ảnh hưởng đến các chỉ số. Nhưng để hạn chế nhược điểm này, các bước đo đạc đã được thực hiên bởi 2 nghiên cứu viên độc lập và được kiểm soát do 1 chuyên viên về đọc gãy xương đốt sống bằng phương pháp định lượng Một điều cần chỉ ra ở đây là tất cả các đối tượng nghiên cứu đều là cư dân của Thành phố Hồ Chí Minh, cho nên kết quả này có thể không khái quát hóa cho cư dân ở vùng nông thôn, nơi mà cuộc sống và lối sống có thể khác với cư dân thành phố.

Tóm lại, trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ gãy xương đốt sống 23% ở nam và 26% ở nữ trên 50 tuổi. Nên số lượng cần thiết để sàng lọc phát hiện một trường hợp gãy xương là 4-5. Do gãy xương đốt sống có liên quan đến nguy cơ gãy xương ngoài đốt sống và ngay cả nguy cơ tử vong, sự phổ biến của bệnh lý này cho thấy một gánh nặng đáng kể cho vấn đề sức khỏe trong cộng đồng người lớn tuổi ở Việt Nam.

Cảm tạ

Công trình nghiên cứu này được sự hỗ trợ từ Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, và chương trình hợp tác Viện – Trường trong khổ của Ủy hội Đại học Bỉ. Chúng tôi chân thành cám ơn Linh mục Phạm Bá Lãm, Linh mục Vũ Minh Danh, các ông Phạm Doãn Phong, Lương Thành Phát, Nguyễn Công Phú, và Tiền Ngọc Tuấn đã tích cực hỗ trợ cho chương trình nghiên cứu của chúng tôi, kể cả khuyến khích các giáo dân tham gia vào công trình nghiên cứu. Chúng tôi cũng chân thành ghi nhận sự giúp đỡ quý báu của BS Lê Thị Ngọc Linh, BS Phạm Ngọc Khánh thuộc Bệnh viện Nhân dân 115; và các sinh viên thuộc Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch: Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Hải Đăng, Võ Thị Thúy An, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Mai Duy Linh, Nguyễn Vũ Đạt, Diêm Đăng Khoa, và Trần Hồng Bảo đã hết lòng giúp đỡ trong việc hướng dẫn và phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo

  1. Cooper C, Atkinson EJ, O'Fallon WM, Melton LJ, 3rd. Incidence of clinically diagnosed vertebral fractures: a population-based study in Rochester, Minnesota, 1985-1989. J Bone Miner Res 1992;7(2):221-7.
  2. Papaioannou A, Watts NB, Kendler DL, Yuen CK, Adachi JD, Ferko N. Diagnosis and management of vertebral fractures in elderly adults. Am J Med 2002;113(3):220-8.
  3. Fink HA, Milavetz DL, Palermo L, Nevitt MC, Cauley JA, Genant HK, et al. What proportion of incident radiographic vertebral deformities is clinically diagnosed and vice versa? J Bone Miner Res 2005; 20(7): 1216-22.
  4. Ross PD. Clinical consequences of vertebral fractures. Am J Med 1997;103(2A):30S-42S; discussion 42S-43S.
  5. O'Neill TW, Felsenberg D, Varlow J, Cooper C, Kanis JA, Silman AJ. The prevalence of vertebral deformity in European men and women: the European Vertebral Osteoporosis Study. J Bone Miner Res 1996;11(7):1010-8.
  6. Trivitayaratana W, Trivitayaratana P, Bunyaratave N. Quantitative morphometric analysis of vertebral fracture severity in healthy Thai (women and men). J Med Assoc Thai 2005;88 Suppl 5:S1-7.
  7. Ross PD, Fujiwara S, Huang C, Davis JW, Epstein RS, Wasnich RD, et al. Vertebral fracture prevalence in women in Hiroshima compared to Caucasians or Japanese in the US. Int J Epidemiol 1995;24(6): 1171-7.
  8. Lau EM, Chan YH, Chan M, Woo J, Griffith J, Chan HH, et al. Vertebral deformity in chinese men: prevalence, risk factors, bone mineral density, and body composition measurements. Calcif Tissue Int 2000;66(1):47-52.
  9. Ling X, Cummings SR, Mingwei Q, Xihe Z, Xioashu C, Nevitt M, et al. Vertebral fractures in Beijing, China: the Beijing Osteoporosis Project. J Bone Miner Res 2000;15(10):2019-25.
  10. Ho-Pham LT, Nguyen ND, Vu BQ, Pham HN, Nguyen TV. Prevalence and risk factors of radiographic vertebral fracture in postmenopausal Vietnamese women. Bone 2009;45(2):213-7.
  11. Eastell R, Cedel SL, Wahner HW, Riggs BL, Melton LJ, 3rd. Classification of vertebral fractures. J Bone Miner Res 1991;6(3):207-15.
  12. Nguyen TV (2006) Phân tích số liệu và tạo biểu đồ bằng R. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật TPHCM. .
  13. Genant HK, Wu CY, van Kuijk C, Nevitt MC. Vertebral fracture assessment using a semiquantitative technique. J Bone Miner Res 1993;8(9):1137-48.
  14. Delmas PD, van de Langerijt L, Watts NB, Eastell R, Genant H, Grauer A, et al. Underdiagnosis of vertebral fractures is a worldwide problem: the IMPACT study. J Bone Miner Res 2005;20(4):557-63.
  15. Genant HK, Jergas M. Assessment of prevalent and incident vertebral fractures in osteoporosis research. Osteoporos Int 2003;14 Suppl 3:S43-55.
  16. Clark P, Cons-Molina F, Deleze M, Ragi S, Haddock L, Zanchetta JR, et al. The prevalence of radiographic vertebral fractures in Latin American countries: the Latin American Vertebral Osteoporosis Study (LAVOS). Osteoporos Int 2009;20(2):275-82.
  17. Clark P, Cons-Molina F, Deleze M, Talavera JO, Palermo L, Cummings SO. The prevalence of radiographic vertebral fractures in Mexican men. Osteoporos Int 2010;21(9):1523-8.
  18. Tsai K, Twu S, Chieng P, Yang R, Lee T. Prevalence of vertebral fractures in Chinese men and women in urban Taiwanese communities. Calcif Tissue Int 1996;59(4):249-53.
  19. Black DM, Cummings SR, Stone K, Hudes E, Palermo L, Steiger P. A new approach to defining normal vertebral dimensions. J Bone Miner Res 1991;6(8):883-92.
  20. Ferrar L, Jiang G, Adams J, Eastell R. Identification of vertebral fractures: an update. Osteoporos Int 2005;16(7):717-28.
  21. Grados F, Roux C, de Vernejoul MC, Utard G, Sebert JL, Fardellone P. Comparison of four morphometric definitions and a semiquantitative consensus reading for assessing prevalent vertebral fractures. Osteoporos Int 2001;12(9):716-22.

 

Tin và bài liên quan

KẾT NỐI TRONG CHĂM SÓC LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG – HƯỚNG DẪN CỦA TỪNG QUỐC GIA
KẾT NỐI TRONG CHĂM SÓC LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG – HƯỚNG DẪN CỦA TỪNG QUỐC GIA

26/10/2021

APCO Framework (Khung APCO) có thể trợ giúp như thế nào ?

PHÁ VỠ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
PHÁ VỠ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

14/10/2021

Mỗi chuyên gia trình bày về bối cảnh loãng xương ở quốc gia của họ, vạch ra các nỗ lực khác nhau đang được tiến hành để giải quyết gánh nặng của bệnh loãng xương và giải thích cách thức triển khai APCO Framework trên toàn khu vực để cải thiện việc sàng lọc, chẩn đoán và quản lý bệnh loãng xương.

LIỆU PHÁP HORMONE (ANDROGEN) ĐỐI VỚI UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT - MỘT YẾU TỐ NGUY CƠ THƯỜNG BỊ LÃNG QUÊN ĐỐI VỚI BỆNH LOÃNG XƯƠNG
LIỆU PHÁP HORMONE (ANDROGEN) ĐỐI VỚI UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT - MỘT YẾU TỐ NGUY CƠ THƯỜNG BỊ LÃNG QUÊN ĐỐI VỚI BỆNH LOÃNG XƯƠNG

24/05/2021

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ác tính của tạng đặc ở nam giới phổ biến nhất. Gần một nửa số nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt sẽ được điều trị bằng liệu pháp loại bỏ androgen (androgen deprivation therapy-ADT) để ngăn chặn mức testosterone. Trong khi điều này cải thiện tỷ lệ sống và tỷ lệ tử vong không bệnh tật, ADT có liên quan đến việc mất BMD và tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương. Biến chứng này sẽ ngày càng trở nên phổ biến do dân số già và tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt và loãng xương ngày càng gia tăng theo tuổi tác.

Xem thêm