Kết quả nghiên cứu: “Sự khác biệt về giới tính trong cấu trúc xương và sự gãy xương của người Việt” của Đại học Tôn Đức Thắng trên tạp chí thuộc Nhà xuất bản Nature

17/07/2018

Ðại học Tôn Ðức Thắng (TDTU) giới thiệu cùng thày-cô, viên chức, sinh viên và các bạn quan tâm một công trình nghiên cứu mới và tiêu biểu của TDTU trong lĩnh vực y học. Công trình nghiên cứu sự khác biệt về cấu trúc xương giữa nam và nữ (tựa đề tiếng Anh là“Sex-difference in bone architecture and bone fragility in Vietnamese”)có thể giải thích tại sao nữ giới có nguy cơ gãy xương cao hơn nam giới. Công trình này được công bố trên Tạp chí Scientific Reports thuộc Nhà xuất bản Nature. Scientific Reports là một tạp chí quốc tế thuộc ISI, có chỉ số ảnh hưởng (IF, impact factor) là 4.259 theo Journal Citation Reports (Clarivate, Hoa Kỳ) và có chỉ số H-index là 104 theo SJR (Tây Ban Nha).

chẩn đoán loãng xương, thiếu vitamin D, gãy xương đốt sống, loãng xương nam giới, tỉ trọng mỡ cơ thể, chẩn đoán béo phì, yếu tố nguy cơ loãng xương

Ðại học Tôn Ðức Thắng (TDTU) giới thiệu cùng thày-cô, viên chức, sinh viên và các bạn quan tâm một công trình nghiên cứu mới và tiêu biểu của TDTU trong lĩnh vực y học. Công trình nghiên cứu sự khác biệt về cấu trúc xương giữa nam và nữ (tựa đề tiếng Anh là“Sex-difference in bone architecture and bone fragility in Vietnamese”)có thể giải thích tại sao nữ giới có nguy cơ gãy xương cao hơn nam giới. Công trình này được công bố trên Tạp chí Scientific Reports thuộc Nhà xuất bản Nature. Scientific Reports là một tạp chí quốc tế thuộc ISI, có chỉ số ảnh hưởng (IF, impact factor) là 4.259 theo Journal Citation Reports (Clarivate, Hoa Kỳ) và có chỉ số H-index là 104 theo SJR (Tây Ban Nha).

Công trình này là kết quả nghiên cứu của Nhóm nghiên cứu Xương và Cơ (BMRg) thuộc TDTU. Nghiên cứu được thực hiện dài hạn và rất công phu; vì những công trình được công bố trên Tạp chí Scientific Reports có yêu cầu rất cao về tính mới và tiên phong trong lĩnh vực khoa học của bài báo. GS. Nguyễn Văn Tuấn, Đồng trưởng nhóm Nhóm BMRg, đã chia xẻ “Từ việc lên danh sách, năn nỉ và thuyết phục và liên lạc người tham gia nghiên cứu, phỏng vấn lấy thông tin về lối sống và nhân trắc, thử nghiệm và đo lường hàng tá tham số, X-quang, DXA scan, đo sức mạnh của cơ, lấy máu, trữ máu, phân tích sinh hóa,…. nếu không có các thành viên dấn thân vì khoa học thì không thể làm nổi. Làm nghiên cứu qui mô lớn trong cộng đồng ở Việt Nam là một thách thức rất lớn. Nhưng đã làm thì phải làm cho đúng và qui củ.”

chẩn đoán loãng xương, thiếu vitamin D, gãy xương đốt sống, loãng xương nam giới, tỉ trọng mỡ cơ thể, chẩn đoán béo phì, yếu tố nguy cơ loãng xương

Ảnh chụp công trình trên Tạp chí Scientific Reports

Câu hỏi nghiên cứu làm chủ đề của công trình là: tại sao nữ bị gãy xương nhiều hơn nam giới? Xương bị gãy vì sức chịu đựng của xương (sức mạnh) bị suy giảm theo độ tuổi. Nhưng xương chúng ta có hai loại chính: xương xốp (trabecular bone) và xương đặc (cortical bone). Sức mạnh của xương của một cá nhân được xác định bởi thành phần của hai loại xương này. Nhưng để đo lường xương xốp và xương đặc cần phải dùng công nghệ tiên tiến là pQCT (máy chụp cắt lớp). Với sự đầu tư của TDTU, Nhóm nghiên cứu đã có máy pQCT để tiến hành công việc. Nghiên cứu bao gồm 1404 phụ nữ và 864 nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 86 được khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hai phát hiện chính của nghiên cứu là:

(a) Đối với xương xốp, nữ có mật độ xương đỉnh ở tuổi 20-40 (peak BMD) thấp hơn nam giới đến 40% ở xương tay và 16% ở xương chân. Nhưng tốc độ suy giảm theo độ tuổi thì nam và nữ giống nhau.

(b) Đối với xương đặc, mật độ xương đỉnh ở tuổi 20-40 của nữ và nam chẳng khác nhau mấy; nhưng sau tuổi này thì xương đặc ở nữ giới bị suy giảm nhiều hơn nam.

Bởi vì sức mạnh của xương phụ thuộc vào xương đặc, cho nên ở tuổi già, xương của nữ có sức mạnh thấp hơn xương nam. Đó chính là lí do tại sao nữ có nguy cơ bị gãy xương cao hơn nam. Đây là một phát hiện quan trọng, vì nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn tại sao nữ bị gãy xương nhiều hơn nam. Dùng mô hình này cũng có thể áp dụng cho các trường hợp bệnh lý khác như tiểu đường và thận mãn tính (vì hai nhóm bệnh nhân này cũng bị gãy xương nhiều dù mật độ xương của họ bình thường).

Công trình này nằm trong Dự án VOS (Vietnam Osteoporosis Study) mà Nhóm nghiên cứu đã khởi xướng từ 3 năm trước. VOS đã công bố một số bài báo trên các tập san nổi tiếng như Diabetes Care, Osteoporosis International, và Bone. Nhưng đây là công trình dùng công nghệ pQCT đầu tiên ở Việt Nam và ASEAN trong nghiên cứu loãng xương. Công trình này đã được trao 2 giải thưởng thuộc Hội nghị Nội tiết SICEM 2018 ở Seoul và Hội nghị loãng xương Châu Á Thái Bình Dương Lần thứ IV ở Hong Kong.

 

Tin và bài liên quan

KẾT NỐI TRONG CHĂM SÓC LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG – HƯỚNG DẪN CỦA TỪNG QUỐC GIA
KẾT NỐI TRONG CHĂM SÓC LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG – HƯỚNG DẪN CỦA TỪNG QUỐC GIA

26/10/2021

APCO Framework (Khung APCO) có thể trợ giúp như thế nào ?

PHÁ VỠ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
PHÁ VỠ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ LOÃNG XƯƠNG Ở CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG

14/10/2021

Mỗi chuyên gia trình bày về bối cảnh loãng xương ở quốc gia của họ, vạch ra các nỗ lực khác nhau đang được tiến hành để giải quyết gánh nặng của bệnh loãng xương và giải thích cách thức triển khai APCO Framework trên toàn khu vực để cải thiện việc sàng lọc, chẩn đoán và quản lý bệnh loãng xương.

LIỆU PHÁP HORMONE (ANDROGEN) ĐỐI VỚI UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT - MỘT YẾU TỐ NGUY CƠ THƯỜNG BỊ LÃNG QUÊN ĐỐI VỚI BỆNH LOÃNG XƯƠNG
LIỆU PHÁP HORMONE (ANDROGEN) ĐỐI VỚI UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT - MỘT YẾU TỐ NGUY CƠ THƯỜNG BỊ LÃNG QUÊN ĐỐI VỚI BỆNH LOÃNG XƯƠNG

24/05/2021

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ác tính của tạng đặc ở nam giới phổ biến nhất. Gần một nửa số nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt sẽ được điều trị bằng liệu pháp loại bỏ androgen (androgen deprivation therapy-ADT) để ngăn chặn mức testosterone. Trong khi điều này cải thiện tỷ lệ sống và tỷ lệ tử vong không bệnh tật, ADT có liên quan đến việc mất BMD và tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương. Biến chứng này sẽ ngày càng trở nên phổ biến do dân số già và tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt và loãng xương ngày càng gia tăng theo tuổi tác.

Xem thêm