Lượng cơ hay lượng mỡ quan trọng hơn trong ảnh hưởng trên mật độ xương?

25/09/2018

Trong ba thập niên qua, đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy mật độ xương là biến cố tiên lượng quan trọng cho gãy xương. Mật độ xương chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố trong đó có trọng lượng cơ thể. Trọng lượng cơ thể lại bao gồm lượng cơ và lượng mỡ. Giữa hai yếu tố trên, yếu tố nào quan trọng hơn trong ảnh hưởng lên mật độ xương?

Nhóm nghiên cứu cơ xương (VOS) trường Đại học Tôn Đức Thắng đã công bố một nghiên cứu phân tích tổng hợp nhằm đánh giá ảnh hưởng của thành phần cơ thể trên mật độ xương; nghiên cứu đăng trên tạp chí The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism.

Trọng lượng cơ thể, gồm 2 thành phần chủ yếu là lượng cơ và lượng mỡ, là yếu tố nhân trắc quan trọng có mối tương quan chặt chẽ với mật độ xương. Giữa hai thành phần trên, thành phần nào có vai trò quan trọng hơn trong tác động lên mật độ xương vẫn đang là vấn đề tranh cãi. Vì sao chúng ta cần phải xác định lượngg cơ hay lượng mỡ đóng vai trò quan trọng? Bởi muốn tăng cường lượng cơ phải thông qua vận động thể lực, và muốn tăng cường lượng mỡ  phải thông qua dinh dưỡng. Nếu lượng mỡ có tác động chủ yếu trên xương thì chế độ dinh dưỡng cần được quan tâm đúng mức, ngược lại nếu như lượng cơ đóng vai trò chính thì vận động thể lực cầnđược chú trọng là một phương pháp phòng chống loãng xương hữu hiệu. Chính vì vậy, nghiên cứu phân tích tổng hợp này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng thật sự của lượng cơ/ lượng mỡ trên mật độ xương, cũng như tác động của các yếu tố chủng tộc, giới tính và tình trạng mãn kinh lên mối liên hệ này.

Các nhà khoa học của nhóm nghiên cứu VOS  đã chọn lọc được 44 nghiên cứu từ năm 1992 tới 2013, phù hợp với tiêu chuẩn đề ra, được thực hiện trên 20.226 người (gồm 4.966 nam và 15.260 nữ) tuổi từ 18 tới 92. Số liệu được xử lý bằng phương pháp phân tích tổng hợp ảnh hưởng biến thiên.

Kết quả cho thấy, tương quan giữa lượng cơ và mật độ xương tại cổ xương đùi là 0.39 (95% CI: 0.34- 0.43), cao hơn so với tương quan giữa lượng mỡ và mậtđộ xương (0.28; 0.22-0.33). Ảnh hưởng của lượng cơ lên mật độ xương tại vị trí cổ xương đùi ở nam (r=0.43) mạnh hơn so với nữ (r=0.38). Trong nhóm nữ tiền mãn kinh, tác động của lượng cơ lên MĐX vượt trội hơn so với tác động của lượng mỡ (r=0.45 vs r=0.30); tuy nhiên, đối với nhóm nữ sau mãn kinh, ảnh hưởng của lượng cơ và lượng mỡ lên mật độ xương tương đương nhau (r=0.33 vs r=0.31). Phân tích theo phân nhóm chủng tộc cho thấy ảnh hưởng của lượng cơ lên mật độ xương ở người Châu Á nhiều hơn so với người da trắng (r=0.41 vs r=0.35).

Tóm lại, cả lượng cơ và lượng mỡ đều có ảnh hưởng trên mật độ xương, nhưng lượng cơ có vai trò quan trọng hơn lượng mỡ trên tất cả các vị trí xương. Đồng thời tương quan này không thay đổi khi phân tích phân nhóm cho các yếu tố chủng tộc, giới tính và tình trạng mãn kinh. Kết quả này nhấn mạnh khối cơ hoặc hoạt động thể lực là thành tố quan trọng để phòng ngừa sự mất xương và loãng xương trong cộng đồng. Bên cạnh đó, tương quan có ý nghĩa thống kê giữa lượng mỡ và mật độ xương cho thấy chất nội tiết sinh dục và dinh dưỡng cũng đóng vai trò  trong sự phát triển và duy trì khối lượng xương.

 

ABSTRACT

Context: Body weight, mainly made up of lean mass (LM) and fat mass (FM), is the most important anthropometric determinant of bone mineral density (BMD). Which component is more important to BMD has been a controversial issue.

Objective: This study sought to compare the magnitude of association between LM, FM and BMD by using a meta-analytic approach.

Data source: Using electronic and manual search, we identified 44 studies that had examined the correlation between LM, FM and BMD between 1992 and 2013. These studies involved 20.226 men and women (4.966 men and 15.260 women) aged between 18 and 92 years. We extracted the correlations between LM, FM and BMD at the lumbar spine, femoral neck and whole body. The synthesis of correlation coefficients was done by the random-effects meta-analysis model.

Results: The overall correlation between LM and FNBMD was 0.39 (95% CI: 0.34 to 0.43), which was significantly higher than the correlation between FM and FNBMD (0.28; 0.22 to 0.33). The effect of LM on FNBMD in men (r=0.43) was greater than that in women (r=0.38). In pre-menopausal women, the effect of LM on BMD was greater than the efffect of FM (r=0.45 vs r=0.30); however, in postmenopausal women, the effects of LM and FM on BMD were comparable (r=0.33 vs r=0.31). Result of subgroup analysis by ethnicity showed that the effect of lean mass on BMD in Asian populations appears to be greater than that in Caucasian populations (r=0.41 vs r=0.35).

Conclusion:  These data suggest that both lean mass and fat mass have association with BMD, but lean mass is more important than fat mass as a determinantof BMD. This observation is consistent across genders, ethnicities and menopausal status. This finding underlines the concept that muscle mass or physical activity is an important component in the prevention of bone loss and osteoporosis in the general population. However, the significant association between fat mass and BMD suggests that sex hormones and nutrition also play an important role in the growth and maintenance of bone mass.

 

Tin và bài liên quan

Chán ăn tâm lý và loãng xương
Chán ăn tâm lý và loãng xương

25/01/2019

Chán ăn tâm lý là một dạng của bệnh rối loạn ăn uống có liên quan đến trọng lượng cơ thể thấp và sự ám ảnh sợ hãi tăng cân. Bệnh nhân với chứng chán ăn tâm lý từ chối ăn uống và luôn cho rằng mình thừa cân, dù trên thực tế trọng lượng cơ thể họ thấp. Mặc dù chứng chán ăn tâm lý có thể xuất hiện ở cả hai giới, nhưng tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh gấp khoảng 10 lần so với đàn ông. Loãng xương là tình trạng xương giảm sức mạnh và dễ gãy sau té hay va chạm nhẹ. Gãy xương do loãng xương là nguyên nhân chính gây đau, tàn tật và giảm chất lượng cuộc sống.

Thiết lập nền tảng cho sức khỏe xương trong suốt đời sống (phần 1)
Thiết lập nền tảng cho sức khỏe xương trong suốt đời sống (phần 1)

03/01/2019

Người ta vẫn bảo: “Ăn gì bổ nấy”, và điều đó rất đúng đối với xương của bạn. Xương được cấu tạo từ các tổ chức sống nên cần được cung cấp hợp lý dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh. Một chế độ ăn cân bằng, bao gồm cả chế độ tập luyện, sẽ giúp cải thiện sức khỏe xương ở mọi lứa tuổi và làm giảm nguy cơ loãng xương.

Sinh lý học loãng xương
Sinh lý học loãng xương

25/06/2018

Đứng trên quan điểm sinh học cơ bản, loãng xương -- bất kì bệnh sinh nào -- đều xuất phát từ sự mất cân đối giữa hai qui trình tạo xương và hủy xương. Do đó, hiểu biết về cơ chế dẫn đến sự suy thoái của xương qua hai qui trình này sẽ giúp cho bác sĩ hiểu thêm về bệnh sinh loãng xương và những tiến bộ trong điều trị.

Xem thêm