Mối tương quan giữa leptin, lượng mỡ và mật độ xương của người Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh

07/10/2018

Gãy xương do loãng xương hiện nay vẫn luôn là vấn đề sức khỏe được quan tâm trên thế giới cũng như tại Việt Nam, vì tần suất mắc bệnh cao và ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của cộng đồng [1]. Mật độ xương (MĐX) thấp là yếu tố nguy cơ quan trọng của gãy xương do loãng xương, cụ thể MĐX giảm 1 độ lệnh chuẩn sẽ tăng nguy cơ gãy xương lên gấp hai lần [2]. Sự khác biệt về MĐX giữa các cá thể trong cộng đồng có mối tương quan mạnh với trọng lượng cơ thể [3], trong đó trọng lượng cơ thể bao gồm lượng cơ và lượng mỡ [4], [5]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cho thấy một cách rõ ràng yếu tố nào đóng vai trò trung gian trong tương quan giữa lượng mỡ và MĐX. Nghiên cứu này đưa ra giả thuyết leptin có vai trò đó.

Leptin là hormon do mô mỡ tiết ra thuộc nhóm hormon tăng trưởng, có tác dụng điều hòa chuyển hóa xương. Nghiên cứu này được thực hiện bời các nhà nghiên cứu thuộc nhóm nghiên cứu cơ xương (VOS) trường Đại học Tôn Đức Thắng, nhằm kiểm định giả thuyết cho rằng leptin đóng vai trò trung gian trong mối tương quan giữa lượng mỡ và mật độ xương (MĐX).

Nghiên cứu thực hiện trên 611 đối tượng tuổi từ 20-89, được thu thập ngẫu nhiên trong cộng đồng tại TPHCM. MĐX tại cổ xương đùi (CXĐ), cột sống thắt lưng (CSTL), và toàn thân được đo bằng máy DXA. Lượng mỡ đo bằng WB DXA scan. Nồng độ leptin được đo bằng phương pháp ELISA (DRG Diagnostics, Germany). Phương háp hồi quy được dùng để phân tích ảnh hưởng khác biệt của leptin và lượng mỡ lên MĐX. Tác động điều hòa của leptin được phân tích bằng mô hình phân tích trung gian.

Trong mô hình hồi quy tuyến tính, leptin, lượng mỡ, và độ tuổi giải thích ~ 34% biến thiên MĐX tại CXĐ ở nam và nữ. Tuy nhiên, chỉ có 0.5% khác biệt này là do leptin. Trong tổng ảnh hưởng của lượng mỡ trên MĐX tại CXĐ, ảnh hưởng trung gian của leptin chiếm 6.1% (P = 0.38) ở nam và 7.1% (P = 0.99) ở nữ. Xu hướng quan sát thấy đối với MĐX tại vị trí CSTL và toàn thân cũng tương tự. Những dữ liệu này cho thấy lượng mỡ tăng có liên quan với việc tăng MĐX , nhưng tương quan này không được điều hòa trung gian bởi leptin, và leptin có ảnh hưởng không đáng kể đến khối lượng xương.

 

ABSTRACT

To test the hypothesis that the relationship between fat mass (FM) and bone mineral density (BMD) is mediated by leptin. The study involved 611 individuals aged 20-89 years who were randomly sampled from Ho Chi Minh City (Vietnam). BMD at the femoral neck (FN), lumbar spine (LS), and whole body (WB) was measured by DXA. Lean mass and FM were derived from the WB DXA scan. Leptin was measured by ELISA (DRG Diagnostics, Germany). The regression method was used to partition the variance of leptin and FM on BMD. The mediated effect of leptin was analyzed by the mediation analysis model. In the multiple linear regression, leptin, FM, and age collectively accounted for ~34 % variation in FNBMD in men and women. However, only 0.5 % of this explained variance was due to leptin. Of the total effect of FM on FNBMD, the mediated effect of leptin accounted for 6.1 % (P = 0.38) in men and 7.1 % (P = 0.99) in women. The same trend was observed for LS and WBBMD. These data suggest that greater FM is associated with greater BMD, but the association is not mediated by leptin, and that leptin has a non-significant influence on bone mass.

1. Cummings, S.R. and L.J. Melton, Epidemiology and outcomes of osteoporotic fractures. Lancet, 2002. 359(9319): p. 1761-7.

2. Marshall, D., O. Johnell, and H. Wedel, Meta-analysis of how well measures of bone mineral density predict occurrence of osteoporotic fractures. BMJ, 1996. 312(7041): p. 1254-9.

3. Chan, M.Y., et al., Relationship between body mass index and fracture risk is mediated by bone mineral density. J Bone Miner Res, 2014. 29(11): p. 2327-35.

4. Nguyen, T.V., et al., Bone mass, lean mass, and fat mass: same genes or same environments? Am J Epidemiol, 1998. 147(1): p. 3-16.

5. Ho-Pham, L.T., et al., Contributions of lean mass and fat mass to bone mineral density: a study in postmenopausal women. BMC Musculoskelet Disord, 2010. 11: p. 59.

Tin và bài liên quan

Chán ăn tâm lý và loãng xương
Chán ăn tâm lý và loãng xương

25/01/2019

Chán ăn tâm lý là một dạng của bệnh rối loạn ăn uống có liên quan đến trọng lượng cơ thể thấp và sự ám ảnh sợ hãi tăng cân. Bệnh nhân với chứng chán ăn tâm lý từ chối ăn uống và luôn cho rằng mình thừa cân, dù trên thực tế trọng lượng cơ thể họ thấp. Mặc dù chứng chán ăn tâm lý có thể xuất hiện ở cả hai giới, nhưng tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh gấp khoảng 10 lần so với đàn ông. Loãng xương là tình trạng xương giảm sức mạnh và dễ gãy sau té hay va chạm nhẹ. Gãy xương do loãng xương là nguyên nhân chính gây đau, tàn tật và giảm chất lượng cuộc sống.

Thiết lập nền tảng cho sức khỏe xương trong suốt đời sống (phần 1)
Thiết lập nền tảng cho sức khỏe xương trong suốt đời sống (phần 1)

03/01/2019

Người ta vẫn bảo: “Ăn gì bổ nấy”, và điều đó rất đúng đối với xương của bạn. Xương được cấu tạo từ các tổ chức sống nên cần được cung cấp hợp lý dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh. Một chế độ ăn cân bằng, bao gồm cả chế độ tập luyện, sẽ giúp cải thiện sức khỏe xương ở mọi lứa tuổi và làm giảm nguy cơ loãng xương.

Sinh lý học loãng xương
Sinh lý học loãng xương

25/06/2018

Đứng trên quan điểm sinh học cơ bản, loãng xương -- bất kì bệnh sinh nào -- đều xuất phát từ sự mất cân đối giữa hai qui trình tạo xương và hủy xương. Do đó, hiểu biết về cơ chế dẫn đến sự suy thoái của xương qua hai qui trình này sẽ giúp cho bác sĩ hiểu thêm về bệnh sinh loãng xương và những tiến bộ trong điều trị.

Xem thêm