Bệnh Loãng Xương: Hỏi và Đáp (phần 4)

16/07/2018

Loãng xương có thể do di truyền, vậy chỉ bổ sung Canxi và Vitamin D thôi có đủ phòng ngừa loãng xương không?

Xem thêm

Mẹ tôi không uống được sữa, lại dị ứng một số loại hải sản, vậy có nhóm thực phẩm nào mẹ tôi có thể sử dụng để ngăn ngừa bệnh loãng xương ?

10/07/2018

Trường hợp không uống được sữa, lại dị ứng một số lại hải sản, nhóm thực phẩm nào mẹ bạn có thể sử dụng là các chế phẩm từ sữa, sữa đậu nành hoặc rau cải xanh (kể cả rau muống), xúp-lơ xanh (broccoli), cải bó xôi. Tất cả các nguồn này đều có thể cung cấp một lượng calci cần thiết tối thiểu. Riêng đối với vitamin D cần chú ý đến vấn đề phơi nắng. Việc gia tăng lượng calci hàng ngày qua thực phẩm là lựa chọn ưu tiên, tuy nhiên bổ sung calci bằng thuốc viên cũng có thể là một lựa chọn khác nếu chế độ ăn uống thiếu calci.

Xem thêm

Loãng xương có thể do di truyền, vậy chỉ bổ sung calci và vitamin D thôi có đủ phòng ngừa loãng xương không?

10/07/2018

Yếu tố di truyền chi phối khoảng 50% sức khỏe của xương, tuy nhiên đây là yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được, do vậy chỉ cần tác đông vào các yếu tố có thể làm giảm được nguy cơ loãng xương và gãy xương bao gồm: 1. Cung cấp đủ calci và vitamin D. 2. Chế độ vận động, tập luyện cơ bắp đều đặn mỗi ngày 3. Tránh thuốc lá, rượu bia, trà, cà phê.

Xem thêm

Làm thế nào để phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả?

05/07/2018

Cho tới hiện nay y học thế giới vẫn chưa có biện pháp đặc hiệu để điều trị thoái hóa khớp có hiệu quả. Do đó phòng ngừa và ngăn chặn tiến triển bệnh bằng cách loại trừ các yếu tố nguy cơ của bệnh đã được đưa lên hàng đầu trong thực hành lâm sàng. Và các biện pháp này bao gồm điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng; cần vận động nhẹ nhàng, đúng tư thế, tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày làm sai lệch trục cột sống (khom lưng, ngồi gù lưng, ngồi quá lâu, mang vác nặng, nằm võng, ngồi xổm hay đi giày dép cao gót); cố gắng tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động; tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng; phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại cột sống; bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, bổ xung calci, vitamin D và vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi.

Xem thêm

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống nên thực hiện từ độ tuổi nào?

05/07/2018

Mặc dù thoái hoá khớp là một quá trình bệnh khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, nhưng không phải ai cũng mắc bệnh ở tuổi già. Điều này cho thấy bệnh không phải là quá trình tất yếu của tuổi già, mà hàm ý rằng phòng bệnh đóng rất quan trọng vì có thể ngăn ngừa và hạn chế các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hoá, làm quá trình này xảy ra chậm hơn, muộn hơn và nhẹ hơn

Xem thêm

Nguyên nhân của thoái hóa cột sống là gì?

05/07/2018

Cho tới hiện nay, nguyên nhân của thoái hóa khớp vẫn chưa rõ, các nghiên cứu chỉ xác định được một số các yếu tố nguy cơ thúc đẩy tiến trình của bệnh. Tuy đau là triệu chứng nổi bật, nhưng kết quả của nhóm nghiên cứu cơ xương Đại học Tôn Đức Thắng tìm thấy đau lưng hoặc cổ không phải là tín hiệu tốt để nhận dạng bệnh nhân thoái hóa cột sống. Nghiên cứu cho thấy những thông tin như cao tuổi, quá cân là những yếu tố nguy cơ thoái hóa cột sống. Điều này phù hợp với y văn cho thấy các yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh là độ tuổi, cân nặng, tư thế sinh hoạt xấu.

Xem thêm

Đặt câu hỏi